Vải nhung là gì? Vải nhung là loại vải thường thấy và được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, chẳng hạn như quần áo, nội thất, … Đặc biệt khi nhắc đến vải nhung người ta thường hình dung đến sự sang trọng, quyền quý của mỗi ngày. Để biết thêm thông tin về loại vải này, những ưu và nhược điểm của nó, hãy cùng Btees.net tìm hiểu trong bài viết hôm nay.
- Top 8+ xu hướng thời trang 2022 được nhiều người yêu thích
- Top những loại vải may áo sơ mi nữ đẹp, chất lượng, không nhăn
- Vải cotton là gì? Điểm đặc trưng của vải cotton và cách nhận biết
- Vải kaki là gì? Đặc điểm và cách phân loại vải kaki
- Vải kate là vải gì? Tính năng và cách nhận biết vải kate
Vải nhung là gì?
Vải nhung tiếng Anh đọc là velvet fabric, nó là một loại vẻ mịn, mềm, mượt và có khả năng giữ ấm tốt. Điểm nhận dạng của loại vải này là bề ngoài sáng bóng, cầm vào nặng tay hơn so với những loại vải khác.
Thực chất, bề mặt của vải nhung được tạo thành từ rất nhiều sợ dày xếp sát nhau. Sau đó những sợi này sẽ được cắt với kích thước bằng nhau, từ đó tạo độ mượt, bóng và mướt cho vải khi vừa chạm tay vào. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người nói rằng “mịn như nhung”.
Trước kia, người ta thường đánh giá cao về vải nhung cũng như sự quyền quý của nó là vì quá trình tạo nên vải nhung vô cùng khó khăn. Nó được xem là loại vải dành cho tầng lớp quý tộc, thể hiện sự quyền uy, giàu có trong xã hội phong kiến thời bấy giờ.
Có thể bạn chưa biết, câu nói sống trong nhung lụa nghĩa là nói người giàu sang sống sung sướng. Câu nói này được ví dựa trên vải nhung được làm từ lụa.
Vải nhung thời nay đã khác, nó đã được nghiên cứu và sản xuất với cách thức đơn giản hơn, cụ thể là được làm từ sợi bông, lanh, len hoặc những loại vật liệu tổng hợp. Do đó, giá thành của vải nhung hiện nay cũng đã rẻ hơn so với thời trước.
Mặc dù được làm từ len nhưng vải nhung lại được ứng dụng nhiều hơn, bởi vì nó mang lại cảm giác trang trọng cho người mặc, đồng thời cũng là loại vải tuyệt vời trong trang trí.
Đặc điểm của vải nhung
Chúng ta sẽ chia đặc điểm của vải nhung theo từng phần như là bề mặt hay đặc điểm vật lý.
Bề mặt
Như đã đề cập ở trên, vải nhung được làm từ những sợi lông ngắn nên có tính phản xạ tốt hơn những loại vải khác. Vì lẽ đó, khi nhìn bằng mắt thường bạn sẽ thấy vải nhung bóng và tạo ra những gam màu khác biệt. Chưa kể lúc chạm vào bề mặt vải sẽ có cảm giác mướt tay, mịn màng và mềm mượt.
Đặc điểm vật lý
Vải nhung nặng hơn các loại vải thông thường khác, nó có hai mặt là mặt ngoài bằng lông mềm mượt và mặt trong khá trơn. Vải được hình thành từ các sợi ngắn xếp dày sát nhau cho nên tính đàn hồi kém nhưng giữ nhiệt thì khá tốt.
Ưu và nhược điểm của vải nhung
Khi đã nắm được vải nhung là gì, bạn cần hiểu được ưu nhược điểm của nó.
Ưu điểm
- Mặt ngoài vải nhung mịn, giữ nhiệt tốt và thích hợp với thời tiết mùa đông
- Có độ bóng bẩy, tạo cảm giác quý phái, sang trọng cho người mặc hoặc không gian trang trí
- Thường được ứng dụng trong may mặc, đặc biệt là những mẫu váy dạ hội, áo dài, …
- Trở thành xu hướng của giới trẻ bởi sự ngọt ngào và quyến rũ
Nhược điểm
- Có trọng lượng nặng nên khi mặc lên người sẽ có cảm giác nặng nề
- Màu sắc kiểu dáng khiến bạn trở nên đứng tuổi hơn
- Dễ dính bụi và khó làm sạch được bằng tay
- Giá thành cao
Các loại vải nhung trên thị trường hiện nay
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại vải nhung, bạn có thể phân biệt nó dựa vào xuất xứ, chất lượng và cách dệt.
Phân loại theo nguồn gốc xuất xứ
- Vải nhung Trung Quốc
- Vải nhung Hàn Quốc
- Vải nhung Italia
- Vải nhung Iraq
- Vải nhung Kashmir
Phân loại theo tính chất
Nếu xét theo tính chất thì có 5 loại vải nhung như sau:
Vải nhung nghiền (Vải nhung Crushed)
Loại vải nhung lì này có bề ngoài sáng bóng, kết cấu khá độc đáo bằng các hoa văn tạo thành hình xoắn khi ướt hoặc khi bạn nhấn cọc vải theo nhiều hướng khác nhau.
Vải nhung nổi (Embossed)
Đối với loại này, người ta sẽ dùng những con dấu để ấn họa tiết vào bề mặt vải để tạo nên sự khác biệt cho vải và thường dùng để trang trí trong nhà.
Vải nhung trơn (Plain)
Đây là sự kết hợp giữa sợi tơ tằm và sợi bông, điểm đặc biệt của loại vải chất nhung là nặng hơn so với nhung làm từ sợi tổng hợp hoặc vải nhung lụa làm từ lụa. Nhược điểm là độ đàn hồi kém.
Vải nhung nhiều họa tiết (Ciselé)
Người ta làm loại vải này từ việc cắt các phần nhung theo họa tiết, chúng thường được dùng trong các tác phẩm nghệ thuật hoặc dùng cho cung điện xa hoa.
Vải nhung Chiffon
Loại vải nhung này được làm từ vải lụa tơ tằm.
Ứng dụng của các loại vải nhung
Vải nhung không chỉ được ứng dụng trong trang phục, mà còn được tìm thấy rất nhiều trong các sản phẩm nội thất. Mặc dù giờ đây, loại vải này không còn đắt đỏ nữa nhưng vẫn được nhiều người lựa chọn để không gian nhà trở nên sang trọng hơn.
Với lĩnh vực thiết kế nội thất, người ta thường chọn vải nhung để làm ghế sofa, gối nhung, rèm cửa nhung, giường nhung, thảm nhung, …
Còn trong lĩnh vực thiết kế thời trang, chất liệu nhung được ứng dụng vào những trang phục truyền thống, dạ hội, … Không khó bắt gặp nhiều người diện một chiếc quần nhung, áo nhung hay váy nhung trên đường. Đó là vẫn chưa kể đến những chiếc túi xách bằng nhung vô cùng độc đáo.
Đừng đánh giá thấp chất liệu vải nhung, vì chúng sẽ khiến bạn trở nên quyến rũ hơn đấy!
Kết luận
Phía trên là toàn bộ thông tin cho bạn biết vải nhung là gì, bạn có thể hiểu hơn về ứng dụng của vải nhung cũng như các loại vải hiện có trên thị trường. Mong rằng bạn sẽ cập nhật được các kiến thức bổ ích từ bài viết này!
Discussion about this post